Mụn đầu đen không còn là cụm từ quá xa lạ, bởi vì ai cũng từng trải qua giai đoạn dậy thì và ít nhất một lần trong đời bị mụn đầu đen. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng đối với vấn đề thẩm mỹ thì mụn đầu đen không được chào đón xuất hiện ở bất kì đâu.
Ở một vài trường hợp đặc biệt, mụn đầu đen có thể chuyển sang giai đoạn thành mụn mủ, gây ra viêm nhiễm và để lại sẹo. Trước khi tình trạng này xảy ra, hãy để Blog đẹp giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân “Tại sao bạn bị mụn đầu đen” nhé.

Xem chi tiết tại: https://youtu.be/hDW1FaEqg2M

Mụn đầu đen là gì?

Mụn đầu đen là một loại mụn không viêm, có bề mặt da hở được gọi là “nhân hở”. Do đó, nhân mụn sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc, các “nhân mụn” – tế bào da chết sẽ bị không khí oxy hóa tạo thành màu đen hoặc nâu đen. Loại mụn này xuất hiện ở khắp mọi vùng trên cơ thể, đặc biệt là những nơi có lỗ chân lông to như: mũi, trán, cằm, hai bên má, lưng và ngực,…
Theo các chuyên gia da liễu, những vùng da có lỗ chân lông to, tuyến dầu nhờn trên da hoạt động mạnh thì đó là vị trí “đắc địa” cho mụn tấn công. Lỗ chân lông to sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ gây bít tắc. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên, bụi bẩn sẽ tích tụ trong các lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
Không giống các loại mụn bọc thông thường, mụn đầu đen có kích thước rất nhỏ, chỉ 1mm với phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Tình trạng mụn thường không gây nên tổn thương trên da như đau nhức hay sưng đỏ. Tuy nhiên, nếu nặn mụn đầu đen sẽ khiến da bị viêm nhiễm và tiến triển thành mụn bọc hoặc mụn mủ, để lâu rất khó điều trị.\

Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen

Theo nhiều nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân hình thành mụn đầu đen. Trong đó, các yếu tố có liên quan đến môi trường hoặc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra mụn đầu đen. Cụ thể như sau:

• Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh:

Những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và sinh ra quá nhiều dầu nhờn ở vùng mũi, trán làm lỗ chân lông bị bít tắc. Khi lỗ chân lông không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho các bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trở nên khô cứng, kẹt lại trên da. Khi tiếp xúc với không khí nhiều ngày sẽ bị oxy hóa và hình thành nên các mụn đầu đen li ti.

• Do tuổi tác:

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn đầu đen phổ biến. Với những bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh, phụ nữ đang mang thai.. thì nguy cơ bị mụn sẽ cao hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết từ đó hình thành những nốt mụn đáng ghét.

• Do tác dụng phụ của thuốc:

Vì bệnh lý mà nhiều người phải sử dụng thuốc Tây. Điều này đi kèm với hậu quả về tác dụng phụ của thuốc như khô da, bong tróc, nóng trong… Những loại thuốc chứa thành phần Corticoid, Lithium hoặc thuốc tránh thai kích thích sự tăng sinh của tuyến dầu nhờn trên da và khả năng hình thành mụn cao hơn.

• Do căng thẳng tâm lý:

Khi cơ thể của bạn thường xuyên stress, căng thẳng mệt mỏi liên tục trong thời gian dài khiến tuyến dầu nhờn hoạt động quá mức từ đó khiến mụn đầu đen nổi nhiều.

• Do chăm sóc da không đúng cách:

Lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không vệ sinh da sạch bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang khiến bụi bẩn, bã nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông, từ đó hình thành nên mụn đầu đen.

• Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh:

Những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng hoặc thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt,… thường hay bị mụn đầu đen. Bởi các loại thức ăn này sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, trở thành nguyên nhân chính cản trở quá trình điều trị mụn.

• Chế độ sinh hoạt không khoa học:

Thức khuya, ngủ không đủ giấc, tần suất sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, không cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, lười vận động là những thói quen xấu gia tăng nguy cơ bị mụn đầu đen ở mỗi người.

• Do môi trường ô nhiễm:

Những đối tượng sống ở những vùng khí hậu nóng, ẩm, hoặc sinh hoạt trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm… đều khiến da đổ nhiều mồ hôi, chất nhờn cũng tiết ra nhiều hơn và dễ sinh ra mụn đầu đen.

• Không uống đủ nước

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn đầu đen mà không phải ai cũng biết. Thiếu nước khiến da bị khô, buộc tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh hơn để cấp ẩm. Điều này sẽ khiến da bị thừa dầu, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và dễ hình thành mụn đầu đen.

Có nên nặn mụn đầu đen hay không?

Khi bị mụn đầu đen ghé thăm, rất nhiều người chọn cách nặn mụn để loại bỏ nhân mụn.
Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên da da liễu, việc dùng tay nặn mụn trực tiếp sẽ gây nhiều nguy cơ khiến da mặt dễ bị viêm nhiễm hơn.
Thực tế, tay chứa rất nhiều vi khuẩn có hại nên khi không vệ sinh tay sạch trước lúc nặn mụn, vi khuẩn có thể lây từ tay sang vùng da mặt khiến nốt mụn dễ viêm nhiễm hơn. Do đó, có nên nặn mụn hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Trong trường hợp bạn thực sự muốn nặn mụn đầu đen, hãy sử dụng dụng cụ chuyên nặn mụn hoặc đảm bảo vệ sinh trước khi nặn.

Mụn đầu đen là người bạn không mời mà đến của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc da và điều trị, nó sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa. Trong video lần này, bạn đã biết được tại sao có mụn đầu đen rồi đúng không nào. Hãy tiếp tục theo dõi các video sắp tới trên trang Blog đẹp để cập nhật những thông tin về làm đẹp mới nhất nha.