Nâng mũi là một trong những cách làm đẹp bằng phẫu thuật được nhiều chị em lựa chọn. Bên cạnh những mặt lợi ích, giúp các nàng sớm sở hữu dáng mũi thanh tú, tự nhiên, nâng mũi cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường, trong đó có đỏ đầu mũi. Vậy nguyên nhân nào khiến nâng mũi bị đỏ đầu mũi và cách xử lý tình trạng này ra sao. Hãy cùng Blog Đẹp giải đáp những thắc mắc trên qua video này nhé!

Các nguyên nhân khiến nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Tình trạng sau nâng mũi bị đỏ đầu mũi đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình khiến đầu mũi bị đỏ sau nâng mà chị em có thể tham khảo:

1. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi do phản ứng sau phẫu thuật

Nâng mũi tuy là kỹ thuật tiểu phẫu đơn giản nhưng có sự can thiệp dao kéo vào cơ mô. Do vậy, việc xuất hiện triệu chứng đỏ đầu mũi sau nâng là phản ứng hết sức bình thường.
Nguyên nhân khiến nâng mũi bị đỏ đầu mũi trong trường hợp này là do vùng da mũi bất ngờ bị kéo dãn ra để đặt chất liệu sụn sống mũi. Từ đó khiến cho mũi bị tổn thương và đỏ. Thông thường, tình trạng này hay xuất hiện ở những chị em có làn da mỏng, đàn hồi kém, không săn sắc.
Hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau phẫu thuật thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày, sau đó sẽ giảm dần và biến mất. Bởi thế, chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài hơn 1 tuần, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của biến chứng.

Xem thêm: TOP 3 MẶT LỢI VÀ 4 MẶT HẠI CỦA NÂNG MŨI BẠN NÊN BIẾT TRƯỚC KHI LÀM

2. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi do chất liệu sụn

Nguyên nhân khiến bị đỏ đầu mũi sau nâng mũi cũng có thể do chất liệu sụn. Cụ thể:
• Cơ thể bị dị ứng với chất liệu sụn: Khi cơ thể bạn không tương thích với chất liệu sụn, chúng sẽ có những phản ứng đào thải sụn ra bên ngoài.
• Dùng sụn kém chất lượng: Sụn nâng mũi quá cứng, dày cũng là nguyên nhân khiến cho nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Bởi sụn nâng cứng liên tục ma sát lên vùng da đầu mũi sẽ gây bào mòn da dẫn tới mũi bị đỏ.

Xem thêm: NÂNG MŨI TIÊM FILLER, PHẢI HIỂU RÕ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN KẺO MẤT TIỀN OAN

3. Tay nghề bác sĩ yếu kém dẫn tới nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Thêm một nguyên nhân nữa làm nâng mũi bị đỏ đầu mũi chính là do tay nghề của bác sĩ thực hiện. Trong quá trình nâng, bác sĩ đã không tỉ mỉ, khéo léo, thao tác quá mạnh tay khiến vùng mũi bị xâm lấn. Từ đó va chạm vào các mô mềm quá nhiều làm da vùng mũi bị tổn thương gây nên tình trạng bóng đỏ, thậm chí là lộ tụt sống.

Xem thêm: NÂNG MŨI BỌC SỤN TỰ THÂN ĐẦU MŨI NHƯ THẾ NÀO, CÓ THỂ GẶP BIẾN CHỨNG GÌ?

4. Nâng mũi bị đỏ đầu mũi do nhiễm trùng

Nhiễm trùng mũi là một trong các biến chứng dẫn tới hiện tượng sâu nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Biến chứng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào sau phẫu thuật, thậm chí là 10 – 20 năm.
Nhiễm trùng mũi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: quy trình phẫu thuật không đảm bảo, dị ứng chất liệu sụn, không chăm sóc vệ sinh mũi sau nâng đúng cách… Ngoài biểu hiện đỏ đầu mũi, nhiễm trùng còn đi kèm các dấu hiệu khác như sưng đau, phù nề kéo dài, chảy dịch mủ thậm chí là máu.

Nâng mũi bị lệch vẹo phải làm sao? Có sửa lại được không?

Cách xử lý khi bị đỏ đầu mũi sau nâng mũi

Biết được nguyên nhân gây nâng mũi bị đỏ đầu mũi, các chị em sẽ có cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất cho tình trạng của mình.

1. Khắc phục đầu mũi bị đỏ sau nâng mũi bằng cách chăm sóc, vệ sinh dáng mũi

Trường hợp sau nâng mũi bị đỏ đầu mũi do phản ứng thông thường sau phẫu thuật, chị em chỉ cần đợi một thời gian, vấn đề này sẽ biến mất hoàn toàn. Trong vòng 7 ngày, nếu thấy sưng đau, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm để hỗ trợ phục hồi mũi tốt hơn. Trong 48h đầu sau nâng mũi, bạn hãy chườm lạnh, sau đó chuyển sang chườm nóng.
Ngoài ra, bạn cũng cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng chế độ chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách để giảm thiểu tình trạng mũi bóng đỏ.

2. Bọc đầu mũi -phương pháp khắc phục đỏ đầu mũi sau nâng mũi

Nếu nguyên nhân đầu mũi bị đỏ sau khi nâng do da bạn quá mỏng hoặc không tương thích với cơ thể thì bạn nên thực hiện phương pháp nâng mũi bọc sụn. Khi đó, đầu mũi của bạn sẽ được bao bọc bằng một lớp sụn mỏng (có thể là sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo). Từ đó bảo vệ đầu mũi của bạn trước nguy cơ bóng đỏ và thủng đầu mũi.

Xem thêm: SAU NÂNG MŨI KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ HỒI PHỤC NHANH NHẤT

3. Tháo bỏ vật liệu và tái phẫu thuật để tránh nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Những chị em bị đỏ đầu mũi sau nâng do chất liệu thô cứng, nâng mũi quá cao hay mũi bị nhiễm trùng thì bạn hãy tháo bỏ chất liệu liệu ra. Đợi đến khi mũi ổn định sau đó phẫu thuật lại và thay bằng chất liệu mới phù hợp hơn. Một trong những phương pháp hiệu quả, an toàn nhất cho trường hợp này là nâng mũi sụn sườn tự thân.

Những lưu ý để tránh gặp phải hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi
• Người có da mũi mỏng nên áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn: Phương pháp nâng mũi hiện đại này có sự hỗ trợ của sụn tự thân sẽ tránh cho bạn gặp phải các rủi ro biến chứng khi nâng.
• Không nên nâng mũi quá cao: Dáng mũi cao không chỉ khiến tổng thể gương mặt bạn kém hài hòa mà chúng còn gia tăng nguy cơ bị bóng đỏ, lộ sóng, tụt sụn, thủng da đầu mũi.
• Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ an toàn: Chị em nên lựa chọn những địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng cao, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bạn, không bị bất cứ rủi ro, biến chứng nào sau phẫu thuật.

Hẳn qua video này của Blog Đẹp các bạn đã biết được nguyên nhân nào khiến nâng mũi bị đỏ đầu mũi rồi phải không?. Để tránh gặp phải những biến chứng sau khi nâng mũi, chị em hãy chăm sóc vùng da sau nâng cẩn thận. Bên cạnh đó, nếu thấy mũi bị bóng đỏ kéo dài thì chị em hãy đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.

Xem chi tiết tại: