Mang thai là giai đoạn cơ thể chị em phụ nữ vô cùng nhạy cảm, xuất hiện những thay đổi lớn không chỉ ở bên trong mà còn cả bên ngoài. Điều này khiến không ít chị em cảm thấy mất tự tin trước ngoại hình xuống sắc của mình. Vậy những thay đổi về nhan sắc khi mang thai ở phái đẹp là gì, hãy cùng Blog Đẹp tìm hiểu ngay trong video này nhé.

1. Mặt bị thâm nám tàn nhang khi mang thai

Mặt thâm nám tàn nhang là sự thay đổi nhan sắc khi mang thai đầu tiên mà chị em phụ nữ gặp phải. Vấn đề này thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 – 5 ở thai kỳ. Nguyên nhân khiến mặt bị nám tàn nhang khi mang thai là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, kết hợp với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Hai yếu tố này sẽ khiến da mặt của phụ nữa mang thai xuất hiện nhiều đốm đen, tàn nhang mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng trước sự thay đổi nhan sắc này. Bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi mang thai. Trong nhiều trường hợp, nám và tàn nhang sẽ biến mất sau khi sinh em bé.

Xem thêm: NGUYÊN NHÂN GÂY NÁM DA, TUỔI NÀO CŨNG CÓ THỂ BỊ NÁM

2. Vùng cổ và nách bị thâm đen khi mang thai

Đây là một trong những thay đổi nhan sắc khi mang thai rõ rệt nhất ở phái đẹp. Nguyên nhân gây ra tình trạng vùng cổ và nách bị thâm đen ở bà bầu là do sự gia tăng của hormone progesterone.
Khi mang thai, hormone progesterone sẽ tăng lên đáng kể, từ đó thúc đẩy sự khuếch tán nhanh của các sắc tố melanin. Điều này dẫn tới việc những vùng cổ và nách của mẹ bầu bị thâm đen, mất thẩm mỹ do tăng sắc tố. Tuy nhiên, không phải bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng bị thâm đen ở những vùng da trên mà chúng còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Ngoài ra, sau khi sinh em bé, nồng độ hormone progesterone sẽ trở lại bình thường, các vết thâm sạm trên cổ và nách cũng sẽ mờ đi. Bởi vậy, chị em hoàn toàn có thể yên tâm trước sự thay đổi nhan sắc này nhé.

3. Quầng vú đen trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể chị em phụ nữ sẽ tăng tiết hormone và progesterone khiến cho quầng vú bị thâm đen do sắc tố. Đây là sự thay đổi bình thường của cơ thể trong giai đoạn thai kỳ, không phải do bệnh lý. Song, không phải mẹ bầu nào cũng bị thâm đen ở quầng vú, có những người không bị thâm đen hoặc thâm đen ít. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi chị em.
Bên cạnh đó, hiện tượng quầng vú bị đen sẽ dần biến mất sau khi sinh nên các mẹ không phải quá lo lắng đâu nha.

Xem thêm: PHUN HỒNG NHŨ HOA: TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

4. Xuất hiện đường đen ở giữa bụng

Đường đen ở bụng cũng là sự thay đổi lớn khi mang thai của phái đẹp. Tuy nhiên, một số chị em có một đường đen dài trên bụng nhưng một số khác thì không.
Thông thường, những ai sở hữu làn da trắng sẽ may mắn ít bị đường đen trên bụng khi mang thai, bởi cơ thể họ không sản sinh nhiều melanin và không hình thành sắc tố. Trái lại, những chị em nào có làn da sẫm màu thường dễ bị các đường đen ở bụng do sự tăng sinh quá nhiều sắc tố melanin. đây gần như là sự thay đổi cơ thể khi mang thai nhiều bà bầu gặp phải nhất.
Đa phần, sau khi sinh, đường đen trên bụng của phái đẹp sẽ giảm đi đáng kể, và sẽ hoàn toàn biến mất sau vài năm. Nếu sau thời gian cho con bú, chị em vẫn thấy những đường đen này tồn tại thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra nhé.

5. Mụn trứng cá

Nhắc đến sự thay đổi về nhan sắc phổ biến nhất khi mang thai chính là mọc mụn trứng cá. Chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn tới việc mụn trứng cá bùng phát ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài sự thay đổi nội tiết tố, các yếu tố miễn dịch liên quan đến thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn tới mụn trứng cá ở chị em phụ nữ.
Những trường hợp bị mụn trứng cá nhẹ, mẹ bầu có thể tự chăm sóc da tại nhà để cải thiện tình trạng mụn. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, chị em nên đi khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để tránh tình trạng viêm lan rộng, gây khó khăn khi điều trị.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối không tự ý nặn mụn hay dùng thuốc điều trị. Bởi nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, gây dị dạng, quái thai.

Xem thêm: NỔI MỤN DO ĐÂU?

6. Rạn da

Rạn da là tình trạng phổ biến thường gặp trong thai kỳ không còn xa lạ. Một số mẹ bầu sở hữu những vết rạn có màu đen và dày như đường dưa hấu. Nhưng cũng có không ít người lại chả bị vết rạn nào. Bởi điều này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc da vùng bụng của chị em. nếu chị em không muốn bị rạn bụng khi mang thai thì ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ hãy thường xuyên thoa kem chống rạn bụng nhé

Xem thêm: TOP 7 CÁCH TRỊ RẠN BỤNG SAU SINH HIỆU QUẢ RÕ RỆT

Làm thế nào để cải thiện làn da sáng màu sau khi sinh?

Để ngăn ngừa cũng như cải thiện tình trạng thay đổi nhan sắc khi mang thai, chị em hãy áp dụng một số cách sau:
• Khi ra ngoài, các mẹ nên sử dụng kem chống nắng hoặc dùng ô để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ làm giảm sự gia tăng của sắc tố melanin khiến da nhanh chóng bị sạm, xỉn màu.
• Để hạn chế sự thâm đen của các bộ phận trên cơ thể, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, nho, cam…. Những thực phẩm này sẽ cải thiện sắc tố melanin của cơ thể, giúp da trắng sáng, mịn màng nhanh chóng.
• Các mẹ nên uống thật nhiều nước trong ngày để giải độc cho cơ thể giúp làn da sớm trở nên sáng và láng mịn.

Có thể thấy trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều sự thay đổi lớn về nhan sắc. Tuy nhiên, chị em không cần phải quá lo lắng về những vấn đề này bởi chúng sẽ dần biến mất sau sinh. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng nên chú ý chăm sóc da cẩn thận theo lời khuyên của Blog Đẹp để giúp da sớm trắng sáng, mịn màng nhé.

Xem chi tiết tại: