Nàng luôn tự thắc mắc “Tại sao mình ăn ít mà vẫn mập?” hay luôn càm ràm “Người gì mà hít không khí không cũng mập?”. Vậy thì hãy để Blog đẹp trả lời giúp bạn nha Với những nguyên nhân mình liệt kê dưới đây, nàng xem mình có đang gặp phải vấn đề nào không nhé?
1. Tăng cân do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Một nguyên nhân phổ biến của việc tăng cân không lý do ở phụ nữ, là vấn đề với tuyến giáp. Các tuyến giáp đóng một vai trò thiết yếu trong việc cân bằng sự trao đổi chất, sản sinh ra các hormones cần thiết cho cơ thể. Suy tuyến giáp sẽ làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại bằng sản xuất lượng Hormone Cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn, bạn ăn nhiều hơn, khi đó tình trạng tăng cân sẽ xảy ra.
2. Lựa chọn thực phẩm sai khiến bạn ăn ít mà vẫn mập
Nguyên nhân thứ 2 khiến bạn ăn ít vẫn tăng cân đó là do đã lựa chọn sai thực phẩm cho mình. Để giảm cân cơ thể cần có một sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hàng ngày. Do vậy, rất nhiều chị em lựa chọn việc ăn ít đi so với bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn đang thực hiện khẩu phần ăn thấp hơn bình thường, nhưng vẫn không giảm được cân nặng của cơ thể. Điều này cho thấy bạn đã không cắt giảm được lượng calo từ chế độ ăn hàng ngày.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng calo trung bình cần duy trì ở mức 30 Kcal/1 kg cân nặng để cần thiết cho hoạt động một ngày. Ngoài ra để tăng hiệu quả của việc giảm cân thì ngoài việc chế độ giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hợp lý. Chị em cần phải có những bài tập kết hợp, mới có thể làm tiêu giảm được lượng calo dư thừa trong cơ thể.
3.Nguyên nhân ăn ít vẫn tăng cân là do gen
Ăn ít mà lại tăng cân do gen di truyền là một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học. Nếu một người có trong mình một loại gen quy định sự béo phì, thì khả năng hấp thụ các loại chất béo của họ sẽ cao hơn so với những người bình thường.
Chính vì nguyên nhân này mà mặc dù có ăn ít đi bao nhiêu thì quá trình trao đổi chất chậm lại. Nỗi khổ của họ cũng không những không sử dụng mỡ thừa tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Mà còn ngược lại nó sẽ tích tụ lượng mỡ thừa đó gây ra tình trạng tăng cân.
4. Ăn ít những vẫn tăng cân do căng thẳng-stress
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale năm 2000, căng thẳng làm tăng lượng cortisol – được gọi là hormone căng thẳng – trong cơ thể, dẫn đến tăng cân ở vùng bụng, gây ra các chứng bệnh cho cơ thể như tim mạch, tiểu đường…. Những người rơi vào trạng thái thần kinh cẳng thẳng thường gia tăng nhu cầu ăn uống bản thân, ăn rất nhiều nhưng lại giảm quá trình trao đổi chất, dẫn tới tình trạng béo phì.
5. Rối loạn giấc ngủ: ngủ không đủ giấc cũng khiến bạn mập lên
Ngủ không đủ giấc cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn ăn ít vẫn tăng cân. Bởi lẽ thiếu ngủ là nguyên nhân làm tăng hormone ghretin và giảm hormon leptin – là hai loại hormone gây ra cảm giác đói và thèm ăn. Điều này lý giải vì sao một đêm mất ngủ lại khiến bạn muốn ăn một thứ gì đó, dễ dẫn tới việc tăng cân. Đồng thời, khi ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho tinh thần bạn căng thẳng ,dẫn tới cơ thể sản sinh quá nhiều hormone Cortisol, tạo cảm giác thèm ăn các đồ ngọt và đường, gây béo phì.
6. Bỏ bữa sáng cũng góp phần vào sự tăng cân của bạn
Nếu cho rằng bỏ ăn sáng sẽ giúp giảm cân vì giảm được một lượng calo đáng kể vào cơ thể thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Buổi sáng, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để thực hiện các hoạt động từ sau khi thức dậy. Không những thế, nếu không ăn sáng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đói, do đó ăn nhiều cho bữa trưa, tối, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng cân vì cơ thể không sử dụng hết chất dinh dưỡng.
7. Ăn ít vẫn tăng cân do Không uống đủ nước
Không uống đủ nước hàng ngày là sai lầm nghiêm trọng khiến bạn không thể cải thiện vóc dáng. Nước giúp gan hoạt động tốt hơn, gan có chức năng chuyển hóa mỡ trong cơ thể và từ đó giúp quá trình tiêu mỡ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nước ngăn chặn sự thèm ăn, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm cân.
8. Ăn kiêng kham khổ cũng khiến bạn tăng cân vù vù đấy
Khi bạn ăn kiêng kham khổ, cơ thể cắt giảm tất cả hoạt động không cần thiết của một số cơ quan không quan trọng, phá vỡ cơ bắp để làm năng lượng sử dụng, tăng cường tích trữ mỡ khi nạp calo. Bên cạnh đó, hormone leptin (hormone ức chế sự thèm ăn) cũng giảm xuống, khiến bạn luôn có cảm giác đói. Khi không thể chống cự được cảm giác này, bạn bắt đầu ăn rất nhiều trở lại. Năng lượng được nạp vào, cơ thể tranh thủ tích mỡ dự trữ.
9. Không tập trung khi ăn
Thói quen vừa ăn cơm vừa xem ti vi, chơi game, đọc báo làm bạn ăn uống không kiểm soát, lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn bình thường gây tăng cân nhanh.


————————-
Xem các video khác của Blog News nhé : https://www.youtube.com/c/Blognewshot
Fanpage Blognew : https://www.facebook.com/blogtintucnong