Da người luôn tự bong ra. Trung bình mỗi giờ trôi qua, ta lại mất đi 30.000 – 40.000 tế bào da, tức khoảng 1 triệu tế bào da mỗi ngày. Thế thì tại sao mực xăm không bong ra cùng với da, mà lại bám lâu trên da đến vậy?
Cùng Blog đẹp đi giải đáp ngay bây giờ nhé.
Theo Independent, cơ chế vận hành phức tạp của cơ thể giữ cho da không bị nhiễm trùng và chính quá trình tương tự cho phép mực in lưu lại vĩnh viễn trên da. Thông thường, một vật chất bất kỳ rất khó bám vào da. Cơ thể người loại bỏ 40.000 tế bào da mỗi giờ, tương ứng với khoảng 1.000.000 tế bào mỗi ngày. Mọi thứ vẽ trên da sẽ dễ dàng bong tróc hoặc rửa trôi.
Tuy nhiên, hình xăm được thực hiện bằng cách dùng súng bắn mực xăm qua lớp da ngoài cùng (biểu bì) để vào lớp hạ bì nằm sâu bên dưới, giúp mực xăm không bị rửa trôi. Cụ thể, Bút xăm hiện đại ngày nay có rất nhiều kim nhỏ dẫn thuốc nhuộm đi sâu vào da khi các mũi kim đâm vào lớp da với tần suất kim đâm từ 50 – 3000 lần/phút. Các mũi kim đâm qua lớp biểu bì, cho phép mực thấm sâu vào lớp hạ bì, nơi có các sợi collagen, dây thần kinh, mạch máu…
Mỗi lần kim đâm vào da, nó để lại một vết thương nhỏ, báo động cho cơ thể kích hoạt quá trình kháng viêm, kêu gọi các tế bào miễn dịch tập trung về vị trí các vết thương để chữa lành cho da. Đây chính là quá trình khiến hình xăm tồn tại mãi mãi.
Đầu tiên, các đại thực bào (những tế bào chuyên hóa chức năng) sẽ nuốt những kẻ xâm nhập vào da để ngăn viêm nhiễm. Ở đây chúng sẽ nuốt các hạt màu, rồi một số chúng sẽ di chuyển theo các mạch bạch huyết, đem theo cả thuốc xăm đi về hạch bạch huyết dưới da.
Trong khi một số tế bào khác sau khi nuốt xong thuốc màu tiếp tục nằm lại ở lớp hạ bì. Vì thế thuốc xăm vẫn nằm lại ở lớp hạ bì, chúng ta có thể nhìn thấy chúng trên da xuyên qua lớp biểu bì mỏng. Một số hạt mực còn tự do sẽ lơ lửng trong chất gel của hạ bì, trong khi số khác bị các tế bào da gọi là các nguyên bào sợi nuốt chửng.
Trong lúc xăm, quả thực mực màu cũng có lắng ở lớp biểu bì mặt ngoài da. Đến khi da lành, lớp mực này bị bong ra cùng với da hư, nhìn chung giống hiện tượng da bị cháy nắng. Nhưng với các hình xăm chuyên nghiệp, ta sẽ không thấy hiện tượng phồng rộp hay bong tróc.
Cần 2-4 tuần để tái tạo lớp biểu bì. Thời gian này cần tránh phơi chỗ xăm dưới nắng hay đi bơi, để tránh làm hình xăm mất màu.
Một điều thú vị là các hạt mực vẫn nằm lại trong các nguyên bào sợi sau khi tế bào đó chết, và các tế bào gần đó hấp thụ lại tế bào đã chết, hấp thụ luôn hạt mực xăm. Vậy nên mực xăm luôn ở nguyên vị trí.
Nhưng theo thời gian, hình xăm vẫn có thể bị phai đi, nguyên nhân do cơ thể phản ứng lại với các hạt màu. Chúng bị các đại thực bào phá vỡ dần dần và đào thải ra ngoài theo cơ chế của hệ miễn dịch. Bức xạ tia cực tím cũng là một tác nhân quan trọng góp vào quá trình phá vỡ các hạt màu. Nhưng vì các tế bào da tương đối ổn định, nên đa số các hạt mực xăm vẫn nằm sâu dưới da suốt một đời người.
Nhưng nếu hình xăm tồn tại mãi mãi thì làm cách nào để xóa nó đi. Về mặt kĩ thuật là có. Ngày nay, người ta dùng máy laser chiếu xuyên qua lớp ngoại bì, làm vỡ các hạt mực màu dưới da bằng các chùm tia có bước sóng khác nhau, tùy theo màu của hạt mực. Hạt màu đen là dễ vỡ nhất. Tia laser bắn hạt mực vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, các đại thực bào dễ dàng dọn dẹp và xóa sổ các mảnh này. Nhưng một số màu khó phá hơn, dai hơn hẳn các màu khác (khi xóa hình xăm bị lem ra và nhòa đi dần dần). Vì lý do này việc tạo ra hình xăm vẫn dễ hơn nhiều với việc xóa nó đi.
Một vấn đề liên quan đến mực xăm mà Blog đẹp cũng muốn làm rõ trong video này chính là Tại sao sau phun xăm có tình trạng trổ xanh, trổ đỏ (đối với lông mày)?
-Tình trạng chân mày trổ xanh:
Đây là hiện tượng sau khi phun thêu xong, mày không lên màu như chuẩn mà sẽ ngả sang tông xanh nhiều hơn. Trường hợp này có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
– Có thể màu mực xăm sử dụng không đảm bảo về chất lượng
– Do tỷ lệ màu đen pha vào nhiều
– Do kĩ thuật viên đi kim quá lâu khiến mực chìm dưới da tạo ra cảm giác mày ngả sang màu xanh
Tại sao chân mày sau phun xăm bị trổ đỏ ?
Đây là hiện tượng sau khi phun thêu xong, mày không lên màu như chuẩn mà sẽ ngả sang tông đỏ nhiều hơn. Trường hợp này có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
– Do màu mực xăm không tốt, mực chứa kim loại hoặc các loại tạp chất khác
– Trong quá trình pha màu, bạn đã cho tỷ lệ màu nâu cao
– Lực kim xăm đi không đều, phun quá nhẹ tay

Đến đây thì bạn đã hiểu được vì sao mực xăm lại bám vào da lâu đến vậy chưa nhỉ? Và tại sao lại có hiện tượng mực xăm trỏ xanh, trổ đỏ sau khi phun xăm chân mày phải không?











————————-
Xem các video khác của Blog News nhé : https://www.youtube.com/c/Blognewshot
Fanpage Blognew : https://www.facebook.com/blogtintucnong